Theo như hợp đồng lao động, nhân viên sẽ được nghỉ phép tối đa 12 ngày bất kỳ trong một năm làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn đã sử dụng hết ngày nghỉ phép nhưng trong cuộc sống lại xảy ra những vấn đề bất ngờ khiến bạn không chủ động được thời gian xin nghỉ. Vậy cách xin nghỉ phép đột xuất như thế nào trong các trường hợp trên?
Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn có thể đưa ra những cách xin nghỉ phép đột xuất mà không bị cấp trên đánh giá là người thiếu trách nhiệm trốn tránh công việc công ty. Hãy cùng tham khảo thử nhé, biết đâu bạn có thể áp dụng nó cho một số hoàn cảnh nhất định đấy!
Bạn nên nhớ rằng, cấp trên của bạn không chỉ là những người có đầu óc uyên bác hơn bạn, và khéo léo trong cách quản lý cũng như nắm bắt tâm lý nhân viên. Chính vì vậy, nếu bạn muốn nghỉ phép đột xuất với lý do không phù hợp, thì khả năng sẽ không nhận được sự đồng ý từ cấp trên. Kết quả việc này thật sự rất đáng sợ, nếu sếp bạn phát hiện ra bạn nói dối vì mục đích riêng tư thì có thể bạn sẽ không nhận được sự tin tưởng như trước nữa, hoặc trầm trọng hơn có thể bị kỷ luật.
Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn đó chính là nên đưa ra những lý do xin nghỉ phép đột xuất một cách thực tế và khách quan nhất bạn nhé! Ví dụ như:
Xin nghỉ phép đột xuất vì lý do sức khỏe
Đây là lý do phổ biến nhất mà bất kỳ ai muốn xin nghỉ phép trong khoảng 1 đến 2 ngày sử dụng khá nhiều. Cũng dễ hiểu vì đó là lý do chính đáng nhất mà bất kỳ người sếp nào nghe qua cũng sẽ dành sự thông cảm ít nhiều cho nhân viên. Nếu bạn nghỉ là vì bị ốm thật thì không có quá nhiều vấn đề để nói nhưng nếu bạn muốn dùng thời gian để làm một công việc khác thì viện lấy lý do bị ốm có thể khiến sếp bạn không nghi ngờ và nổi giận nếu công việc bị trì trệ.
Xin nghỉ phép đột xuất để lấy lại tinh thần
Công việc quá áp lực có thể khiến bạn trở nên căng thẳng và đánh mất nhiều thứ, trong đó có sức khỏe, tinh thần, thể lực và sự yêu mến công việc. Chính vì vậy, nếu bạn đề nghị với sếp xin nghỉ phép để có thể cho mình một khoảng thời gian để lấy lại tinh thần và động lực làm việc hiệu quả hơn cũng là một đề xuất hợp lý. Tuy nhiên, đề xuất này chỉ được cấp trên đồng tình nếu bạn đã có những đóng góp lớn cho công ty và dĩ nhiên bạn cũng phải là người có được năng lực làm việc và dành được sự tin tưởng của cấp trên.
Ngoài lý do xin nghỉ vì bị bệnh thì lý do thuyết phục không kém đó chính là xin nghỉ phép do đi khám bệnh. Lịch hẹn với bác sĩ là điều khó đổi, chắc chắn rằng lý do này sẽ thuyết phục được cấp trên. Vì vấn đề liên quan đến sức khỏe bao giờ cũng được thông cảm.
Xin nghỉ phép đột xuất vì người thân bị bệnh nặng
Nếu bạn đang thật sự có người thân nằm viện và không ai chăm sóc thì cứ trực tiếp nói lý do này với cấp trên để xin nghỉ phép đột xuất lo cho người thân. Một việc quan trọng như thế này chắc chắn rằng cấp trên của bạn sẽ không quá phàn nàn khi cho bạn nghỉ làm việc trong vòng vài ngày.
Xin nghỉ phép đột xuất để giải quyết vấn đề gia đình
Việc liên quan đến gia đình liên quan đến cá nhân của nhân viên, cấp trên của bạn không có quyền quản lý cũng như can thiệp trực tiếp vào việc gia đình của bạn. Cho nên, khi bạn nêu lên lý do này với cấp trên, nếu là một người sếp tinh tế họ sẽ biết rằng bạn đang cần thời gian để xử lý công việc cá nhân đó. Chính vì vậy, họ cũng sẽ dễ dàng thông cảm cho bạn hơn.
Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này bạn đã có tham khảo những lý do thiết thực để có cách xin phép đột xuất trình bày với cấp trên, Nhưng chúng tôi cũng khuyên bạn rằng, nên nói lý do thật, vấn đề thật bạn đang gặp phải để cấp trên đồng ý và không phải nghi ngờ về bạn. Hơn hết, biết đâu bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ cấp trên để giải quyết vấn đề này đấy.