Joint venture là gì? Khi nào doanh nghiệp nên giải thể liên doanh

Joint venture là gì? Đây là thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế nhiều hơn. Cho nên sẽ phần nào giới hạn thông tin tìm kiếm đến phần lớn mọi người không hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh. Nhắc đến Joint venture là nhắc ngay đến hình thức liên doanh giữa những doanh nghiệp với nhau. Vậy nó chỉ đơn giản là liên doanh hay còn tồn tại những vấn đề đặc biệt nào hay không?

Để tiến hành liên doanh, bản thân doanh nghiệp cần chủ động những điều gì? Ưu và nhược điểm của hình thức liên doanh là gì? Có rất nhiều những câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này. Vì thế trong bài viết ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những giải thích đầy đủ nhất về khái niệm Joint venture là gì?

Hiểu rõ hơn về Joint venture

Thuật ngữ Joint venture có nghĩa tiếng Việt là liên doanh kinh tế. Nếu hiểu một cách chính xác hơn chính là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ và mức độ đầu tư tương đối cao. Hình thức này được tiến hành với nhiều những phương thức khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng sẽ tồn tại phần nào những ưu điểm cũng như nhược điểm nhất định trong quá trình thực hiện.

Liên doanh là một hình thức khá phổ biến hiện nay trong kinh doanh. Đó là phương thức mà những công ty muốn được có thêm quyền lợi, được chia sẻ quyền sở hữu đối với những đối tác khác trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, khi một công ty nếu kinh doanh riêng lẻ, khi được thành lập đồng thời cũng được sở hữu thêm ít nhất hai pháp nhân độc lập khác để tạo ra được những mục tiêu kinh doanh chung nhất. Đó gọi là những công ty liên doanh hiện nay.

Các hình thức liên doanh phổ biến tại thị trường Việt Nam

Liên doanh theo hướng hội nhập từ phía trước: Đây là hình thức liên doanh mà các bên tham gia có thể thỏa thuận đầu tư chung với nhau. Họ sẽ cùng nhau kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng. Đây là những hoạt động đang tiến dần đến việc sản xuất những sản phẩm có phần hoàn chỉnh và phục vụ tận tay cho người tiêu dùng hiện nay.

Liên doanh theo hình thức hội nhập phía sau: Đây là hình thức liên doanh, trong đó có nhiều công ty có dấu hiệu sẽ chuyển sang các hoạt động kinh doanh ngược dòng. Tức là hoạt động kinh doanh của họ tiến đến việc sản xuất và tập trung khai thác những nguyên liệu thô nhiều hơn.

Liên doanh theo hình thức mua lại: Trong đó các nhà đầu tư vào công ty sẽ được cung cấp và đầu ra sẽ được tiếp nhận thông qua những đối tác trong liên doanh. Hình thức liên doanh mua lại sẽ được thành lập trong một cơ sở kinh doanh có quy mô sản xuất tối thiểu nhất định. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất đó phải đạt được hiệu suất về quy mô, nhưng với hình thức mua lại thì không bên nào đáp ứng điều đó. Cho nên họ quyết định liên doanh để tạo nên cơ sở phục vụ tốt và hưởng đến những lợi ích đặc biệt mà quy mô mang lại.

Liên doanh theo hướng đa giai đoạn: Là hình thức liên doanh trong đó những đối tác hội nhập mảng xuôi dòng và đối tác kia mảng ngược dòng.

Ưu điểm và nhược điểm của liên doanh

Ưu điểm

Ít rủi ro, mỗi bên liên doanh đều chịu ảnh hưởng chung xảy ra những rủi ro nhất định.

Công ty sử dụng hình thức liên doanh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và cơ hội thành lập thêm chi nhánh. Tận dụng cơ hội thâm nhập thị trường không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Cải thiện tính năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế, ít bị chính phủ can thiệp vào hoạt động liên doanh.

Kết hợp nhiều nguồn lực kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng doanh thu và có nhiều thị trường thâm nhập.

Nhược điểm

Liên doanh dễ xảy ra những tranh chấp sở hữu giữa các bên khác nhau với tỷ lệ 50/50. Tranh chấp có thể xảy ra khoản đầu tư trong tương lai và vấn đề chia sẻ lợi nhuận.

Mất kiểm soát đối khi chính quyền sở tại là một bên đối tác. Do vậy phần lợi nhuận kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi chính quyền địa phương, nếu như lĩnh vực đầu tư thuộc về lĩnh vực văn hóa.

Thời điểm nào doanh nghiệp nên giải thể liên doanh?

Hầu hết những liên doanh thường được hình thành với những mục đích nhất định và không cần phải hoạt động theo hình thức lâu dài. Lý do để đưa ra quyết định giải thể liên doanh mà doanh nghiệp cần cân nhắc như sau:

Khoảng thời gian thành lập liên doanh hoạt động đã hoàn thành theo mục tiêu thời gian nhất định. Các bên cùng đồng ý giải thể vì không thu thêm được bất kỳ lợi ích nào từ việc liên doanh.

 Mục tiêu hoạt động riêng của những doanh nghiệp đã không còn phù hợp với mục tiêu liên doanh chung.

Những vấn đề mang tính pháp lý hoặc tài chính xảy ra hướng phát sinh khiến hai bên không thể tiếp tục duy trì hình thức liên doanh.

Tóm lại, liên doanh là hình thức kinh doanh mang đến những hiệu quả phát triển tốt cho những bên tham gia về khía cạnh lợi nhuận nói chung. Cũng như mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hợp tác đầu tư lâu dài. 

Tuy nhiên nó cũng có những rủi ro và mâu thuẫn nhất định trong định hướng phát triển. Công ty và doanh nghiệp nếu có dự định liên doanh cần có sự chuẩn bị kịch bản lâu dài trước những biến đổi kinh tế, chính trị. Hy vọng, với những thông tin này chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức hiểu được Joint venture là gì tương đối đầy đủ nhất.