Được xây dựng vào thế kỷ 15, Tử Cấm Thành ngày nay đã trở thành một Viện Bảo Tàng Cung Điện vô cùng nguy nga và tráng lệ, thu hút một lượng lớn khách tham quan mỗi ngày.
Tử Cấm Thành là một trong các di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tọa lạc tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành chính là “Ngai vàng” đầy quyền lực và tráng lệ của hoàng tộc Trung Quốc trong khoảng năm thế kỷ. Yongle, một nhà cai trị vĩ đại của triều đại nhà Minh, đã khởi công xây dựng Tử Cấm Thành vào năm 1406 và Cung Điện Hoàng Gia trong khuôn viên Tử Cấm Thành bắt đầu hoạt động vào năm 1420.
Thật ra, nguồn gốc về tên gọi “Tử Cấm Thành” được bắt nguồn từ lệnh cấm du nhập vào Thành đối với các thường dân của triều đại ngày xưa. Ngay cả các thành viên trong hoàng tộc và các Bộ trưởng cũng bị giới hạn ra vào một vài khu vực trong Tử Cấm Thành. Chỉ duy nhất Hoàng đế là người có quyền lực tối cao mới có thể đi đến bất cứ nơi nào trong Tử Cấm Thành. Bảo Tàng Cung Điện bên trong Tử Cấm Thành chính là Bảo Tàng được du khách ưa chuộng nhất.
Triển vọng ngành du lịch
Tử Cấm Thành là một trong những di tích văn hóa và lịch sử trọng yếu của Trung Quốc. Tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh, du khách hoàn toàn có thể viếng thăm Tử Cấm Thành dễ dàng.
Con số lên đến gần mười bốn triệu du khách tham quan mỗi năm, và hầu hết đều cảm thấy choáng ngợp trước kiến trúc đầy ngoạn mục và bề dày lịch sử phong phú của Tử Cấm Thành. Vào dịp Quốc Khánh năm 2010 , Tử Cấm Thành đã đón nhận hơn 122.000 khách tham quan, gấp đôi sức chứa thông thường của nó.
Về lịch sử và những điểm độc đáo của Tử Cấm Thành
Ròng rã hơn mười bốn năm cùng với một triệu công nhân làm việc cật lực, Tử Cấm Thành đã được hoàn thành. Tử Cấm Thành chính là “Ngai vàng” xa hoa và lộng lẫy của triều đại nhà Minh giai đoạn 1420 – 1644, trải qua sự cai trị của mười bốn triều đại phong kiến Trung Quốc thời xưa.
Năm 1644, Tử Cấm Thành bị vây hãm bởi các lực lượng nổi loạn do Li Zicheng cầm đầu. Một thời gian sau, lực lượng của Wu Sangui và những người Mãn Châu hợp lực cùng nhau đánh bại Li Zicheng, buộc ông ta phải chạy trốn khỏi Tử Cấm Thành. Từ đó trở đi, Tử Cấm Thành trở thành một cường quốc vĩ đại của triều đại nhà Thanh cho đến năm 1860, khi các lực lượng Anh – Pháp chiếm đóng thành phố và kéo dài cho đến kết thúc Chiến tranh thuốc phiện thứ hai. Nhà Thanh lại một lần nữa nắm quyền kiểm cai trị Tử Cấm Thành cho đến năm 1912 khi Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc Puyi thoái vị.
Và từ đó, Tử Cấm Thành trở thành tài sản của Quốc gia. Ngày nay, Tử Cấm Thành là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới, là nơi lưu trữ các hiện vật còn sót lại về triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Có hơn một triệu hiện vật được lưu giữ tại đây và tất cả chúng đều là Di sản quốc gia.
Sơ lược ngắn gọn về kiến trúc Tử Cấm Thành
Xung quanh Tử Cấm Thành được bao bọc bởi một con hào rộng năm mươi hai mét và những bức tường cao đến mười mét, điều đó đã tạo nên một ranh giới vững chắc bảo vệ Tử Cấm Thành. Cứ cách nhau bốn bức tường sẽ có một cổng chính, và có tổng cộng bốn cánh cổng chính như vậy được xây dựng. Bên trong Tử Cấm Thành được chia thành hai phần, Ngoại Triều là nơi hoàng đế đã tổ chức thượng triều cùng quần thần và Nội Triều, là nơi hoàng đế và gia đình ông sinh sống. Các nguyên nguyên tắc về tôn giáo và quyền lực hoàng tộc được phản ánh sâu sắc thông qua các công trình được xây dựng tại Tử Cấm Thành.
Màu sắc được lựa chọn cẩn thận với sắc vàng đặc trưng, chính là biểu tượng của Hoàng tộc, được bao phủ trên tất cả các lớp mái của Tử Cấm Thành. Vật liệu trang trí và cách đặt bố cục trong khuôn viên Tử Cấm Thành cũng phải tuân thủ theo một số quy định nghiêm ngặc của triều đại phong kiến Trung Quốc thời xưa.
Mối đe dọa và sự bảo tồn
Mặc dù là một địa điểm du lịch nổi tiếng tọa lạc tại Bắc Kinh, song Tử Cấm Thành vẫn không tránh khỏi một số đe dọa.
Đầu tiên phải kể đến chính là mức độ ô nhiễm cực cao ở Bắc Kinh, với một lượng lớn khí độc phân tán trong không khí mỗi ngày đang đe dọa đến sự bền vững trong từng cấu trúc Tử Cấm Thành.
Khói độc thải ra từ các ống xả ô tô và các đơn vị doanh nghiệp, thêm vào đó là mưa axit phát sinh từ khí thải công nghiệp cũng góp phần làm xói mòn các tác phẩm điêu khắc và thiết kế chạm trỗ trên mặt tiền của Tử Cấm Thành.